Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nhiều bất cập trong xây dựng quy hoạch xã nông thôn mới
Lượt xem: 707

Tuy nhiên, trong số 177 xã cần lập QH xây dựng xã NTM của tỉnh, đến nay mới có 93 xã được phê duyệt QH; trong 68 hồ sơ đồ án QH được kiểm tra, mới có 17 đồ án đạt yêu cầu. Chất lượng đồ án QH kém đồng nghĩa với không mang tính khả thi...

 Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), công tác quy hoạch (QH) có vai trò quan trọng và phải đi trước một bước để tạo cơ sở cho triển khai các nội dung tiếp theo.

Tuy nhiên, trong số 177 xã cần lập QH xây dựng xã NTM của tỉnh, đến nay mới có 93 xã được phê duyệt QH; trong 68 hồ sơ đồ án QH được kiểm tra, mới có 17 đồ án đạt yêu cầu. Chất lượng đồ án QH kém đồng nghĩa với không mang tính khả thi, dẫn đến việc xây dựng NTM không đạt hiệu quả.

 Kỳ 1: QUY HOẠCH CHƯA SÁT THỰC TẾ, THIẾU ĐỒNG BỘ

Công trình chợ Nà Rị, xã Nam Tuấn (Hòa An).

Đến nay, Cao Bằng là một trong những tỉnh phê duyệt QH muộn trong cả nước. Đối với QH chung, phải thể hiện được “3 trong 1”, đó là: Định hướng phát triển hạ tầng KT - XH; QH kế hoạch sử dụng đất; QH phát triển sản xuất. Nhưng nhìn chung hầu hết các QH, đồ án QH chưa thể hiện được điều này.

Do có địa hình phức tạp, đất canh tác rải rác nên khó QH dân cư thành xóm tập trung, khó bố trí khu trung tâm xã để xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, nhất là việc lấy đất đủ diện tích cho các công trình để đạt theo tiêu chí về xây dựng NTM cũng như QH hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật như điện, nước sinh hoạt, giao thông, thủy lợi… Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các tiêu chí NTM. Hiện, tỉnh chưa có xã nào đạt trên 14 tiêu chí so với Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM (gồm 19 tiêu chí). Đường giao thông liên thôn xóm là khó khăn tiếp theo ở nhiều địa bàn (như vùng Lục Khu, Hà Quảng) nên đây là cản trở lớn. Về QH sản xuất, các địa phương trong tỉnh việc phát triển vật nuôi, cây trồng mang tính hàng hóa chưa có định hướng lâu dài mà chỉ là hàng hóa theo thời điểm, xã nào thấy cây, con nào phù hợp thì đưa vào chứ chưa có sự thống nhất, đồng bộ.

Đó là những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến công tác QH. Đối với các xã đã được phê duyệt QH xây dựng NTM, các nội dung chưa đầy đủ, chưa có QH sử dụng đất và QH sản xuất. Một số đồ án đã phê duyệt nhầm lẫn giữa đề án và đồ án, các bản vẽ thể hiện không đầy đủ nội dung, hồ sơ chưa đạt yêu cầu. Huyện Thông Nông có 10 xã và 1 thị trấn, đã phê duyệt QH 9 xã, 1 xã (Yên Sơn) đang thực hiện QH, là huyện cơ bản đã phê duyệt xong đồ án QH xã NTM. Nhưng với đồ án QH 6 xã đã được UBND huyện phê duyệt, gồm: Cần Nông, Cần Yên, Đa Thông, Ngọc Động, Lương Can, Thanh Long, nội dung các đồ án QH chưa đúng theo Sổ tay hướng dẫn của Bộ Xây dựng, hiện huyện đang phối hợp với đơn vị tư vấn lập lại đồ án QH theo quy định. Các đồ án QH của 3 xã còn lại là: Vị Quang, Lương Thông, Bình Lãng bản vẽ QH thiếu nhiều nội dung, như: QH sản xuất không thể hiện kênh mương thủy lợi, thuyết minh thiếu giải pháp cụ thể, định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao chưa rõ ràng; QH hạ tầng kỹ thuật thể hiện chưa rõ; QH chi tiết khu trung tâm xã thể hiện không theo quy định. Đồ án QH của 3 xã đều chưa đạt yêu cầu, cần lập và phê duyệt lại.

Đồng chí Nông Xuân Yêm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng khẳng định: QH định hướng phát triển không gian xã, nhất là mạng lưới điểm dân cư các thôn xóm chưa nêu rõ các lý do và giải pháp cụ thể; QH hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa chỉ rõ chỗ nào cần giữ nguyên, chỗ nào cần mở rộng, các hộ cần di chuyển tái định cư; định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm chưa được rõ ràng… là những hạn chế, thiếu sót cơ bản của các QH, đồ án QH.

Các xã: Thể Dục, Ca Thành (Nguyên Bình), Đào Ngạn, Trường Hà (Hà Quảng)… chất lượng đồ án QH chưa đạt yêu cầu do thiếu định hướng phát triển không gian xã, nhất là mạng lưới điểm dân cư các thôn xóm chưa nêu rõ các lý do và giải pháp cụ thể; QH hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa rõ ràng. Các xã: Ca Thành (Nguyên Bình), Sóc Hà, Lũng Nặm (Hà Quảng)..., định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao chưa rõ ràng. Xã Hà Trì (Hòa An), Sóc Hà (Hà Quảng) bản vẽ QH sản xuất thiếu kênh mương thủy lợi… Đặc biệt, xã Trường Hà (Hà Quảng) trong thuyết minh phần đánh giá và phân tích các điều kiện tự nhiên, thực trạng và nguồn nhân lực phát triển xã chưa đề cập đến sự tác động của Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó; QH trung tâm xã, điểm dân cư tập trung còn nhiều bất cập, nhất là khu trụ sở UBND xã, một số đất dự phòng phát triển, đất dịch vụ, thể thao…, bố trí phân tán, tốn kinh phí đầu tư. Xã Nam Tuấn (Hòa An), QH khu thương mại Nà Rị diện tích quá lớn, chiếm nhiều đất canh tác, một số khu chức năng bố trí chưa hợp lý, một số công trình cũ như chợ chuyển sang vị trí mới phải lấy đất ruộng của dân để xây dựng là lãng phí.

Tình trạng các QH chưa sát thực tế, thiếu đồng bộ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan (tư vấn, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt QH). QH xây dựng NTM phải được tính đến một cách tổng thể từ trên xuống, để QH của mỗi làng, xã phải nằm trong chỉnh thể khu vực, địa phương, trong mối liên hệ với KT -XH, môi trường, sinh thái, khí hậu, thổ nhưỡng, quốc phòng…, từ cấu trúc dân cư, cấu trúc hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội… Song hầu hết các QH chưa thể hiện được điều đó.

Theo các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, kinh phí lập QH bình quân cho mỗi xã là 300 triệu đồng; các đồ án QH trước khi phê duyệt phải xin ý kiến của Sở Xây dựng và một số sở, ban, ngành khác. Trong năm 2013, tỉnh phấn đấu hoàn thành lập QH cho tất cả các xã.
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang