Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Quá trình phát triển

Quá trình thành lập: Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập "Ban Thanh tra đặc biệt"; ngày 28/3/1956 Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh Thành lập uỷ ban Thanh tra Trung ương, theo đó ngày 26/12/1956 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định Thành lập cơ quan Thanh tra các địa phương và ngành, Thanh tra tỉnh Cao  Bằng  được thành lập và phát triển cùng với quá trình phát triển của ngành Thanh tra Việt Nam. Đến tháng 10 năm 2004 Luật thanh tra ra đời thay thế Pháp lệnh năm 1991, Thanh tra Nhà nước được đổi tên thành Thanh tra Chính phủ.

 Cùng với cả nước, Thanh tra  tỉnh Cao Bằng cũng sớm được thành lập và thường xuyên được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, vì vậy tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ của ngành Thanh tra không ngừng được củng cố và phát triển cả về lượng và chất. Các thế hệ cán bộ Thanh tra Cao Bằng luôn luôn phấn đấu vươn lên, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, truyền thống của ngành, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Trong những năm qua Thanh tra tỉnh đã triển khai hàng trăm cuộc Thanh tra kinh tế xã hội trên tất cả các lĩnh vực, phát hiện nhiều sai phạm, thu lại hàng trăm, hàng tỷ đồng cho Nhà nước, thụ lý và giải quyết hàng trăm, hàng ngàn đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Kết quả đó đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị địa phương, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội mà Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã đề ra. Với thành tích, kết quả đó Thanh tra tỉnh đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Thanh tra Chính phủ tặng cờ, nhiều bằng khen và giấy khen. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, ngành Thanh tra  tỉnh ta vẫn còn nhiều yếu kém tồn tại, cần phải được khắc phục, đổi mới và vươn lên. Cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đổi mới, công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Công tác Thanh tra phải thực sự đổi mới, sắc bén, sáng tạo, công bằng, dân chủ, khách quan, làm rõ nhiệm vụ đúng, sai, có lý, có tình. Hơn bao giờ hết mỗi người cán bộ Thanh tra, mỗi cơ quan Thanh tra cần phải thể hiện tinh thần liêm khiết, chí công vô tư, phải đảm bảo vừa Hồng vừa Chuyên, tức là có phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

Trước mắt công tác Thanh tra tập trung Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị thuộc sự quản lý của UBND, kiểm tra, Thanh tra các công trình xây dựng cơ bản về kết cấu hạ tầng (trường học, y tế, thuỷ lợi, giao thông); kiểm tra, Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tài chính, ngân sách, môi trường, tài nguyên khoáng sản, chính sách về thuế, chính sách xã hội…. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công vụ của các cơ quan Nhà nước, tránh những biểu hiện sách nhiễu, phiền hà cho tổ chức, công dân. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, chú trọng và giải quyết dứt điểm những đơn thư tồn đọng kéo dài, phức tạp, khiếu nại vượt cấp, giải quyết ngay tại cơ sở, tránh khiếu kiện đông người. Tất cả những cố gắng, những thành tích của toàn thể các cán bộ, công chức trong cơ quan đã đạt được trong những năm qua; thực sự là đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên nòng cốt, bên cạnh là thanh tra các ngành, thanh tra nhân dân, mỗi cán bộ thanh tra luôn thấm nhuần quan điểm tư tưởng của Đảng và Bác Hồ. Người cán bộ thanh tra luôn tận tuỵ, trung thực, liêm khiết, thận trọng công tâm, khách quan, quần chúng, dân chủ … Những đức tính đó quyết định kết quả công tác thanh tra; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho.

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang